Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 8 tỉnh: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh và Tiền Giang. Được xác định là vùng quan trọng hàng đầu trong cả nước về phát triển kinh tế – xã hội. Khu vực này đang hội tụ những lợi thế vượt trội để phát triển công nghiệp, dịch vụ. Với tầm quan trọng đó để vùng kinh tế trọng điểm phía nam phát triển một cách vượt bậc thì việc phát triển hệ thống giao thông kết nối liên vùng là rất quan trọng. Đặc biệt trên bản đồ vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh khi tuyến đường vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh đi vào hoạt động, khai thác đây sẽ là tuyến đường kết nối 4 tỉnh thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An và Đồng Nai, dự án sẽ là tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế kết nối các tỉnh hình thành một vùng kinh tế hiện đại bậc nhất nước ta.
Bản đồ đường vành đai 3 thành phố
Dự án đường vành đai 3 có tổng chiều dài gần 98km, đi qua địa phận các tỉnh như Tp. Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương và Đồng Nai, đề xuất quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp ở hai bên, đường vành đai 3 thành phố là đường cao tốc đô thị cho xe lưu thông với vận tốc 100 km/h. Được triển khai thi công gồm 4 đoạn:
Đoạn 1: Đoạn dài 16,7 km từ Bình Chuẩn – Tân Vạn (đường vành đai 3 Bình Dương),
Đoạn 2: Đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch, dài 34,3 km, đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai (đường vành đai 3 Nhơn Trạch) và Tp. Hồ Chí Minh (đường vành đai Tp. Hồ Chí Minh). Đoạn 2 được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 chia thành 2 dự án nhỏ là: Dự án thành phần 1A (từ tỉnh lộ 25B Nhơn Trạch đến cao tốc Tp. Hồ Chí Minh– Long Thành – Dầu Giây) dài 8,75km; và dự án từ cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đến nút giao Thủ Đức trên xa lộ Hà Nội (đường vành đai 3, Quận 9) dài 8,96 km.
- Giai đoạn 2 chia thành hai dự án nhỏ dài 16,59 km. Trong đó, dự án đầu (từ cao tốc Bến Lức – Long Thành (đang thi công) đến tỉnh lộ 25B Nhơn Trạch) dài 5,39km.
Đoạn 3: Đoạn quốc lộ 22 – Bình Chuẩn dài 19,1 km, đi qua địa phận tỉnh Bình Dương và Tp.Hồ Chí Minh. Dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn 1 ước tính hơn 10.000 tỷ đồng.
Đoạn 4: Đoạn Bến Lức – quốc lộ 22 dài 28,9 km, đi qua địa phận Tp.Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Bạn có thể tìm mua bản đồ giao thông TP. HCM để biết chi tiết đường đi tại đây.
Bản đồ hệ thống đường bộ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Vùng kinh tế trọng điểm phía nam là nơi tập trung số lượng lớn các khu công nghiệp và thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất của cả nước. Vì vậy hệ thống giao thông đường bộ đóng vai trò rất trọng đối với sự phát triển kinh tế trong khu vực này.
Từ bản đồ miền Nam đến bản đồ hệ thống đường bộ vùng kinh tế trọng điểm phía nam cho thấy, mạng lưới đường bộ tuy không ngừng được nâng cấp nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu phát triển, tình trạng tắc nghẽn giao thông vẫn liên tục xảy ra gây cản trở sự luân chuyển ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của vùng. Để giải quyết tình trạng này, một số dự án giao thông lớn đã và đang được triển khai như: Đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Trung Lương (sau này nối đến Cần Thơ); Các đường vành đai 1, 2, 3; Đại lộ Đông – Tây; Hầm Thủ Thiêm; Đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây; Đường Xuyên Á; Cầu Phú Mỹ; Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu…
Giao thông có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế hình thành các vùng kinh tế liên kết, mũi nhọn của cả nước. Vì vậy rất nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn ra đời, nhằm củng cố nâng cao chất lượng cho việc di chuyển thuận tiện, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế của vùng. Tuyến đường Vành đai 3 giúp cho Tp. Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, đồng thời tạo ra 1 sự kết nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và 3 tỉnh lân cận là Đồng Nai, Bình Dương và Long An làm giảm đi khoảng cách, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại giữa 3 nơi này.