Bình Tân là một quận mới thành lập vào cuối năm 2003 của thành phố Hồ Chí Minh, do tách từ thị trấn An Lạc, xã Bình Hưng Hoà, xã Bình Trị Đông và xã Tân Tạo của huyện Bình Chánh trước đây. Bắc giáp huyện Hóc Môn và quận 12. Nam giáp quận 8 và huyện Bình Chánh. Đông giáp quận Tân Phú, quận 6 và quận 8. Tây giáp huyện Bình Chánh.
Tìm hiểu bản đồ quận Bình Tân
Qua bản đồ TPHCM bạn sẽ thấy quận nằm ở vị trí tọa độ là 10o46’16”B – 106o35’26”Đ. Sở dĩ quận có tên là Bình Tân là do quận được ghép bởi tên ba khu vực chính của quận là Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông và Tân Tạo. Bình Tân tiếp giáp các khu vực là: phía bắc giáp quận 12 và huyện Hooc Môn; phía nam giáp quận 8, xã Tân Kiên và xã Tân Nhựt( huyện Bình Chánh); phía tây giáp xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B và Lê Minh Xuân ( huyện Bình Chánh); phía đông giáp quận Tân Bình, quận 6 và quận 8. Quận có diện tích tự nhiên là 51.89 km2, và dân số là 611.170 người. Đây là quận có diện tích rộng thứ 3 thành phố Hồ Chí Minh sau quận 9 và quận 12.
Bạn có thể mua bản đồ quận Bình Tân để biết các thông tin hành chính như quận có 10 phường trực thuộc đó là Bình Hưng Hoà, Bình Hưng Hoà A, Bình Hưng Hoà B, Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Trị Đông B, Tân Tạo, An Lạc, Tân Tạo A, An Lạc A. Quận Bình Tân nằm ở cửa ngõ phía Tây thành phố, có quốc lộ 1A chạy ngang qua vành ngoài của thành phố. Song song quốc lộ 1A là tuyến đường Hồng Bàng – Hùng Vương đi các quận nội thành. Trên địa bàn quận có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 91,27% so với tổng số dân, dân tộc Hoa chiếm 8,45%, còn lại là các dân tộc Khmer, Chăm, Tày, Thái, Mường, Nùng, người nước ngoài…
Quận có nhiều loại tôn giáo như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo, Hồi Giáo… trong đó Phật giáo chiếm 27,26 % trong tổng số dân có theo đạo. Địa hình quận Bình Tân thấp dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, được chia làm hai vùng: Vùng cao dạng địa hình bào mòn sinh tụ, cao độ từ 3 – 4m, độ dốc 0 – 4 m tập trung ở phường Bình Trị Đông, phường Bình Hưng Hoà. Vùng thấp, địa hình tích tụ bao gồm: phường Tân Tạo và phường An Lạc. Đất đai của quận được phân thành 3 loại chính: Đất xám nằm ở phía Bắc thuộc các phường Bình Hưng Hoà, Bình Trị Đông thành phần cơ học là đất pha thịt nhẹ kết cấu rời rạc; đất phù sa thuộc phường Tân Tạo và một phần của phường Tân Tạo A; đất phèn phân bố ở An Lạc và một phần phường Tân Tạo. Nhìn chung vị trí địa lý thuận lợi cho hình thành phát triển đô thị mới.
Bản đồ quy hoạch quận Bình Tân
Đây là bản đồ quy hoạch quận Bình Tân, dựa vào đây ta có thể biết được các dự án hay công trình đã và đang xây dựng, thực hiện ở đây. Tuy là một quận mới thành lập, nhưng Bình Tân có tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hoá khá nhanh. Cơ cấu kinh tế của quận chuyển dịch theo hướng ngày càng tăng tỷ trọng của khu vực Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng và giảm dần tỷ trọng của khu vực Nông nghiệp, thuỷ sản. Khu vực Thương mại – Dịch vụ có tỷ trọng tương đối ổn định. Trên địa bàn quận có hai khu công nghiệp do Ban quản lý các khu công nghiệp thành phố quản lý là khu công nghiệp Tân Tạo và khu công nghiệp Vĩnh Lộc. Chỉ có khu công nghiệp giày da POUYUEN là khu công nghiệp 100% vốn nước ngoài chuyên sản xuất giày da có diện tích là 58 ha.
– Khu công nghiệp Tân Tạo: Được thành lập theo quyết định số 906/TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 30/11/1996 với diện tích theo giấy phép là 181 ha (giai đoạn I). Sau đó được mở rộng thêm với diện tích 262 ha (giai đoạn II).
– Khu công nghiệp Vĩnh Lộc: Được thành lập theo quyết định số 81/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 05/02/1997 với diện tích theo giấy phép là 207 ha.
Ngoài ra, quận Bình Tân còn có 4 cụm công nghiệp do quận quản lý với tổng diện tích 31,4 ha. Tất cả 4 cụm công nghiệp trên địa bàn quận đều hình thành tự phát do các doanh nghiệp (chủ đầu tư) tự đứng ra đầu tư cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước, hệ thống nước thải… rồi cho các doanh nghiệp khác thuê lại để sản xuất kinh doanh theo phương thức khai thác đến đâu, mở rộng đến đó.
Theo nội dung bản đồ quy hoạch, đã được thành phố phê duyệt, từ nay đến năm 2002, quận Bình Tân sẽ phát triển theo hai hướng phía Đông và phía Tây quốc lộ 1A. Khu vực phía Đông quốc lộ 1A tiếp giáp với các quận 6, 8, Tân Phú; hướng phát triển chủ yếu là cải tạo, chỉnh trang, tận dụng quỹ đất trống để xen cài, bổ sung hạ tầng kỹ thuật. Khu vực phía Tây giáp huyện Bình Chánh sẽ hình thành khu đô thị mới hoàn chỉnh. Cũng theo quy hoạch, quận Bình Tân có diện tích gần 5.200ha, dân số đến năm 2020 khoảng 550.000 người. Trong đó chỉ tiêu nhà ở bình quân khoảng 15 m2/người.
Khu trung tâm quận sẽ có diện tích khoảng 20 ha, khu trung tâm và dân cư các phường có quy mô 20 – 25 ha. Hình thành Khu y tế kỹ thuật cao 47 ha ở phường Bình Trị Đông. Trung tâm hành chính quận sẽ triển khai xây dựng tại Khu Trung tâm thương mại dịch vụ ở phường Tân Tạo A.
Chúng ta vừa được tìm hiểu thêm được một khu vực mới, hiểu rõ và khám phá được những điều sơ bộ về nơi này và trợ thủ đắc lực giúp ta làm điều đó chính là bản đồ quận Bình Tân này.