Bắc Bộ nước ta là nơi có nhiều đồi núi cao nguyên cùng với khí hậu lục địa hai mùa hè và đông đã làm cho miền bắc có thiên nhiên phong phú và cảnh thiên nhiên đẹp nao lòng người. Điều gì đã làm cho miền Bắc có được điều đó, hãy cùng theo sát bản đồ miền Bắc Việt Nam để hiểu rõ hơn nữa nhé.
Phân bố địa lý từ bản đồ miền Bắc Việt Nam
Dựa vào bản đồ miền Bắc Việt Nam có thể thấy miền Bắc gồm các tỉnh ở phía bắc tỉnh Thanh Hóa, được chia thành các vùng là Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng. Miền Bắc có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp nổi tiếng như là vịnh Hạ Long, Sapa, Tràng An- Bái Đính,… Miền Bắc nước ta gồm các tỉnh thành:
- Tây Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu.
- Đông Bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hà Giang.
- Đồng bằng sông Hồng: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.
Miền bắc không chỉ có cảnh đẹp mà còn có nền văn hóa lịch sử ngàn năm. Hàng năm có có lễ hội như lễ hội Đền Hùng, lễ hội Chùa Hương, lễ hội Tràng An,… nơi đây thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm.
Bản đồ hành chính miền Bắc Việt Nam
Qua bản đồ hành chính miền Bắc Việt Nam, miền Bắc là vùng có bề mặt thấp dần và xuôi theo hướng chảy Tây Bắc – Đông Nam theo các hướng chảy của các sông lớn. Diện tích toàn tự nhiên của khu vực này là trên 95 nghìn km 2 . Nếu bạn đã từng mua bản đồ Hà Nội chắc chắn bạn sẽ nhận thấy Thủ đô nước ta nằm ở trung tâm của miền Bắc mà cụ thể là nằm trên khu vực Đồng bằng sông Hồng. Miền Bắc nằm trong cực Bắc của lãnh thổ nước Việt Nam. Tiếp giáp phía Bắc là Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và phía đông giáp biển Đông.
Tọa độ là 23 o 23’B – 8 o 27’B với chiều dài là 1.650 km và chiều rộng Đông – Tây là 600km, là khu vực rộng nhất so với Trung Bộ và Nam Bộ. Nơi đây có dân cư tập trung đông vì là khu vực có thủ đô của đất nước với dân số trên 11 triệu người, chiếm 28,8% diện tích và 13,1% dân số trên cả nước. Miền Bắc có gần 2000km đường biên tiếp giáp với Trung Quốc và Lào. Địa hình miền Bắc khá là phức tạp, gồm nhiều đồi núi và đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa, có sự phong hóa mạnh mẽ và sự hình thành phát triển lâu đời.
Vì vậy, quanh năm nơi đây có nhiệt độ nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Trung Hoa và một phần chịu ảnh hưởng của khí hậu cận nhiệt đới ẩm và gió mùa ẩm từ đất liền. Hình thành nên kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Quanh năm có 2 mùa rõ rệt là mùa hè mà mùa đông. Nhiệt độ trung bình năm tăng từ bắc xuống nam khoảng 25 o C, lượng mưa từ 1700mm – 2400mm. Mùa hè thường xuất hiện vào tháng 4 – tháng 10, nóng ẩm và mưa. Mùa đông xuất hiện vào tháng 11 – tháng 3 trời hanh khô có mưa phùn. Nhiệt độ thường xuống thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1. Đặc biệt ở các địa điểm như Sapa, Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn nhiệt độ xuống 0 o C có thể xuất hiện tuyết rơi. Với khí hậu như vậy, nhiều du khách sẽ lựa chọn các điểm đến mạo hiểm muốn chinh phục độ cao như Sapa, dãy núi Hoàng Liên Sơn,… đó sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời.
Bản đồ giao thông miền Bắc Việt Nam
Quan sát tổng quan từ bản đồ Việt Nam, bạn sẽ nhận thấy giao thông miền Bắc với chi tiết các tuyến đường giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không và ta có thể nắm bắt được các thông tin sau:
Miền bắc Việt Nam được chia thành 3 vùng kinh tế trọng điểm:
- Vùng kinh tế Hà Nội: Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,.. của cả khu vực miền Bắc.
- Vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ có Hải phòng là trung tậm kinh tế với đặc trưng là có cảng biển lớn liên kết với thế giới.
- Khu vực miền núi phía Bắc có các thành phố Lạng Sơn, Điện Biên Phủ, Lào Cai và Sơn La là khu vực đô thị lớn và cũng là trung tâm kinh tế.
Ngoài ra nhìn vào bản đồ giao thông miền Bắc ta nhận thấy hệ thống sông ngòi dày đặc. Có 9 hệ thống sông lớn ở đây: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Đông Nai, sông Mê Công, sông Cả, sông Mã, sông Kì Cùng – Bắc Giang và các lưu vực sông khác chảy trực tiếp ra biển.
Chúng ta vừa phân tích đôi nét về khu vực miền Bắc thông qua bản đồ khu vực miền Bắc về địa hình, điều kiện tự nhiên, du lịch và giao thông nơi đây. Quả thật là thú vị đúng không nào. Khi bạn muốn tìm hiểu về khu vực nào đó thì bản đồ là một thứ không thể thiếu, nó giúp chúng ta thuận tiện trong việc đi lại và những thông tin cần thiết những nơi cần đến. Vì vậy, hãy luôn chuẩn bị cho mình một tấm bản đồ phù hợp với địa điểm trong kế hoạch của mình nhé.