Là người Việt Nam, bạn phải nắm các thông tin tổng quát về đất nước của chúng ta. Việc tìm hiểu về đất nước giúp bạn có được những kiến thức cho đời sống hàng ngày và kiến thức về kinh tế, xã hội, giao thông của đất nước. Việc hiểu về đất nước Việt Nam còn giúp chúng ta có được định hướng ngành nghề, định hướng những kế hoạch đầu tư cho tương lai phù hợp với thực trạng của đất nước. Vì vậy, việc tìm hiểu về đất nước thông qua bản đồ Việt Nam là vô cùng cần thiết. Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc các loại bản đồ Việt Nam liên quan đến các điểm du lịch, các danh lam, thắng cảnh nổi tiếng của nước ta. Bạn cũng có thể mua bản đồ Việt Nam Khổ Lớn để thuận tiện hơn trong việc quan sát và ghi chú những thông tin cần thiết lên bản đồ. Nào, chúng ta hãy cũng bắt đầu tìm hiểu nhé.
Để tham khảo thêm nhiều loại bản đồ Việt Nam. Xem tại đây: https://bandothegioikholon.com/Ban-Do-Kho-Lon/ban-do-viet-nam-kho-lon/
Xác định vị trí của quốc gia trên bản đồ Việt Nam
Dựa trên Google Map Việt Nam hay bản đồ Việt Nam trên vệ tinh, chúng ta thấy Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, tại bán đảo Đông Dương. Vị trí của Việt Nam nằm phía Nam của Trung Quốc. Phía Đông của Việt Nam là biển Đông, mặt Tây chúng ta giáp Lào và Campuchia, phía Nam của Việt Nam là mũi Cà Mau với vịnh Thái Lan và biển Đông.
Diện tích của quốc gia Việt Nam dựa theo thống kê bản đồ hành chính Việt Nam là 331 nghìn km2, trong đó có 4500 km2 là vùng biển. Việt Nam là quốc gia ven biển nên diện tích lãnh hải rất quan trọng. Lãnh hải bao gồm hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ. Nếu cộng với thềm lục địa, vùng nội thủy và các đặc khu kinh tế biển thì tổng lãnh hải của Việt Nam có thể lớn gấp 3 lần diện tích phần đất liền. Trong đó, hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn đang trong vòng tranh chấp với Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Đài Loan. Bạn hãy xem qua bản đồ du lịch Việt Nam dưới đây. Để biết được khoảng cách của các tỉnh thành cả nước.
Tìm hiểu địa hình và tài nguyên quốc gia thông gia bản đồ phân bố địa lý Việt Nam
Quan sát trên bản đồ địa lý Việt Nam hay ban do tự nhiên của Việt Nam, bạn sẽ thấy lãnh thổ của nước ta có hình chữ S, chiều dài thẳng từ Bắc đến Nam và chiều rộng lại hẹp. Nếu tính chiều dài của Việt Nam từ điểm cực Nam tại mũi Cà Mau và điểm cực Bắc từ Lũng Cú bằng đường chim bay thì có độ dài là 1650 km. Chiều ngang hẹp nhất của Việt Nam nằm tại tỉnh Quảng Bình, với chiều dài là 50 km.
Địa hình của Việt Nam từ bản đồ các tỉnh viêt nam
Địa hình của Việt Nam phức tạp với đầy đủ các loại địa hình. Trong đó phần núi đồi chiếm diện tích 50 %, rừng cây chiếm diện tích 40% và độ che phủ hơn 70%. Khu vực đồi núi của Việt Nam tập trung nhiều ở Tây Nguyên, Bắc Bộ và Nam Trung Bộ. Những dãy núi lớn bao gồm dãy Sông Gâm, dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Đông Triều, dãy Bắc Sơn với độ dài và độ cao nổi bật. Độ cao trung bình thấp hơn của địa hình núi là địa hình cao nguyên với những cao nguyên như cao nguyên Sơn La, cao nguyên Mộc Châu ở Bắc Bộ. Vùng Tây Nguyên thì có những dãy núi như dãy Bạch Mã, dãy Trường Sơn với độ cao thấp hơn nhưng diện tích rộng hơn cùng các cao nguyên như Mơ Nông, Di Linh, Đắc Lắc, Pleiky, Kon Tum.
Nếu là một tấm bản đồ khổ lớn. Bạn có thể dễ dàng thấy được . Khu vực đồng bằng tập trung ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long với 25% diện tích địa hình toàn quốc. Ngoài ra còn phải kể đến các khu vực đồng bằng ven biển ở khu vực miền Trung. Cũng như ở những quốc gia khác, đồng bằng của Việt Nam là nơi tập trung đông dân cư nhất, bạn có thể tham khảo số liệu thống kê tại bản đồ 63 tỉnh thành Viet Nam ở dưới. Đất nông nghiệp chiếm 17 % tổng diện tích đất của Việt Nam.
Địa hình rừng cũng là một trong những điểm đáng nói trên bản đồ các tỉnh thành Việt Nam. Rừng Việt Nam chiếm diện tích lớn ở đồi núi, tập trung nhiều ở khu vực Tây Nguyên mang tính chất rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn tập trung nhiều ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Về sông ngòi, khi quan sát trên bản đồ Việt Nam với những đường kẻ màu xanh dương Nam thể hiện vị trí và hình dáng sông ngòi, ta nhận thấy mạng lưới sông ngòi của Việt Nam là dày đặc. Mạng lưới sông ngòi lớn nhất của Việt Nam là ở hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Cửu Long, sau đó là các con sông ở những khu vực Tây Nguyên chảy từ thượng nguồn vùng núi. Những con sông lớn của Việt Nam bao gồm sông Hồng, sông Đà, sông Tiền, sông Hậu, sông Thái Bình, sông Đồng Nai. Trong đó, sông Đà, sông Đồng Nai, sông Thái Bình, sông Hồng do có tính chất chảy từ vùng vị trí cao, nước chảy xiết nên được xây nhiều nhà máy Thủy Điện xung quanh. Tất cả các con sông khác đều mang đến lợi ích kinh tế lớn cho người dân quanh vùng.
Tài nguyên từ ban đo viet nam
Về tài nguyên, đất đai của Việt Nam đa phần là đất phù sa từ hai hệ thống sông lớn và đất đỏ bazan từ núi lửa. Cả hai loại đất này đều rất tốt để phát triển nông nghiệp. Các loại tài nguyên khác bao gồm gỗ, thú rừng săn bắn, nước khoáng tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên, dầu mỏ khí đốt có nhiều ở Vũng Tàu, khai thác thủy sản ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, vật liệu xây dựng ở miền Trung Nam Bộ và rải rác nhiều mỏ kim loại, phi kim loại, than, đá quý,.. rải rác khắp các vùng của Việt Nam.
Khí hậu Việt Nam từ ban do viet nam
Chỉ nhìn vào vị trí của quốc gia trên bản đồ vệ tinh việt nam là bạn đã có thể xác nhận vùng khí hậu của Việt Nam thuộc nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chủ yếu của hầu hết các tỉnh tại Việt Nam là khí hậu hai mùa mưa nắng. Trong đó mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Một số tỉnh do có sự khác biệt về địa hình khí hậu do được pha trộn tùy theo đặc điểm địa hình của vùng đó, nhất là vùng Tây Nguyên. Điển hình nhất là khu vực miền Bắc thường có đủ 4 mùa và khu vực núi cao lại mang một số tính chất của khí hậu ôn đới.
Khí hậu của Việt Nam thuận lợi để phát triển nông nghiệp nhưng cũng kèm theo bão lũ tàn phá. Hàng năm có đến từ 5 đến 10 cơn bão tàn phá các khu vực miền Trung, miền Bắc và ở lưu vực các sông Đồng Nai, sông Tiền và sông Hậu cũng hay xảy ra lũ lụt. Lượng mưa trung bình của các tỉnh dao động từ 1200 mm đên 3000 mm.
Bản đồ hành chính 63 tỉnh thành Việt Nam.
Hành chính của Việt Nam được chia làm 3 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã với hầu hết các tỉnh. Ở các thành phố lớn, thành phố trực thuộc trung ương thì các cấp này gọi là thành phố – quận – phường. Việt Nam có 5 thành phố trực thuộc trung ương gồm Thành phố Hà Nội là thủ đô, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ, còn lại là 58 tỉnh. Tất cả 58 tỉnh còn lại của Việt Nam gồm có :
Tỉnh An Giang, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Bạc Liêu , tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Bến Tre, tỉnh Phú Yên, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Định, tỉnh Nam Định, tỉnh Cà Mau, tỉnh Ninh Bình, tỉnh Cao Bằng, tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đắk Nông, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hưng Yên, tỉnh Điện Biên, tỉnh Thừa Thiên – Huế, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Gia Lai, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Hà Giang, tỉnh Hà Nam, tỉnh Hải Dương, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Lào Cai,tỉnh Hòa Bình, tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Quảng Bình, tỉnh Thái Bình, tỉnh Bắc Kạn, tỉnh Kon Tum, tỉnh Lai Châu, tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Bình Phước, tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Long An, tỉnh Nghệ An, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Trị, tỉnh Sơn La, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Bình Thuận, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Yên Bái.
Tất cả những thông tin về tỉnh lỵ, phạm vi của tỉnh, dân số, cơ cấu của tỉnh thì bạn đều có thể quan sát trên bản đồ các tỉnh Việt Nam hay map google Vietnam để biết thêm chi tiết từng tỉnh.
Mẫu bản đồ Việt Nam đầy đủ các đảo thuộc Hoàng Sa, Trường Sa. Để tìm hiểu thêm tên các đảo trên hai quần đảo này xem tại đây:
Bản đồ Giao Thông Việt Nam
Đặc thù của địa hình quốc gia Việt Nam có hình chữ S, khu vực đồng bằng nối dài từ Bắc chí Nam nên hệ thống giao thông của Việt Nam cũng chủ yếu đi từ hướng Bắc – Nam. Việt Nam là quốc gia ven biển nên hoàn toàn có nhiều hệ thống giao thông đường thủy, bao gồm đường thủy nội bộ theo hướng Đông Tây từ các con sông ra biển và các cảng biển giao lưu quốc tế.
Nhìn trên bản đồ Việt Nam mới nhất chứa thông tin các tuyến đường, bạn sẽ thấy Việt Nam đầu tư kỹ lưỡng các tuyến đường giao thông quốc lộ đi đủ các tỉnh từ Bắc đến Nam với tổng chiều dài lên đến 222 nghìn km với chất lượng đường được bê tông hóa. Ngày nay, việc đi lại qua các tỉnh thành Việt Nam không còn là điều khó khăn.
Hệ thống đường sắt quốc gia có từ thời thực dân Pháp và do thực dân Pháp xây dựng. Hiện nay các tuyến đường ấy đã được nâng cấp và mở rộng thường xuyên. Tuyến đường sắt quan trọng nhất là đường sắt Bắc – Nam từ thành phố Hồ Chí Minh ra đến Hà Nội và tuyến đường sắt tại Hà Nội đến các tỉnh Hải Phòng, Lào Cai, Lạng Sơn. Tổng chiều dài của các tuyến đường sắt Việt Nam ước tính là khoảng 2653 km.
Hệ thống đường hàng không của Việt Nam cũng phát triển vượt trội với đầy đủ sân bay nội địa và sân bay quốc tế trải đều ở khắp các miền tại Việt Nam. Nổi bật là sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, sân bay quốc tế Nội Bài. Giao thông đường biển của Việt Nam tập trung ở những tỉnh có cảng biển lớn gồm Hải Phòng, Vũng Tàu, Nha Trang. Đường biển của Việt Nam là cửa ngõ giao thông hàng hóa, vận chuyển đại diện cho khu vực Đông Nam Á.
Với công nghệ phần mềm tiên tiến hiện nay, bạn có thể sử dụng ứng dụng Google Maps để tìm kiếm thông tin về từng con đường, các tuyến đường cụ thể và thậm chí có thể được hướng dẫn chọn con đường ngắn nhất. Mọi thao tác chỉ cần search các từ khóa như google map vietnam, bang do viet nam, bản đồ việt nam bản google maps, xem bản đồ việt nam, ban do vietnam, … hoặc từng từ khóa địa danh các tỉnh. Sẽ cho bạn các kết quả về bản đồ, bạn có thể thuận tiện sử dụng trên máy tính, điện thoại và các thiết bị công nghệ khác. Trường hợp bạn muốn tìm cửa hàng bán bản đồ hành chính của Việt Nam. Bạn có thể tham khảo tại cửa hàng bán bản đồ Map Design để lựa chọn cho mình những tấm bản đồ Việt Nam phù hợp với kích thước mong muốn. Với dạng bản đồ bằng giấy này, sẽ rất thuân tiện trong việc di chuyển, cầm tay. Để xem chỗ bán bản đồ Việt Nam khổ lớn hãy click vào đây: http://bandohanhchinh.com/